Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị sản xuất nói chung và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có được vận hành một cách liên tục và trơn tru theo đúng kế hoạch đề ra hay không phụ thuộc một phần vào nguyên liệu đầu vào. Chính vì vậy, nếu quản trị hiệu quả số lượng cũng như chất lượng của các nguyên liệu đầu vào nêu trên, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, chất lượng cho hoạt động sản xuất của mình. Vậy, làm thế nào để có được một chiến lược quản lý nguyên vật liệu hiệu quả?
Mục lục
Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất là gì?
Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất là hoạt động giám sát, kiểm soát dòng di chuyển của các yếu tố đầu vào bao gồm chủng loại, số lượng, vị trí … để phục vụ mục đích sản xuất trong doanh nghiệp. Chúng được bắt đầu từ quá trình lên kế hoạch mua, nhập nguyên vật liệu cho đến công tác quản trị lưu kho, quản lý hàng tồn kho và việc phân phối tới các bộ phận cần sử dụng trong dây chuyền sản xuất.Phân loại các dạng nguyên vật liệu chính trong sản xuất
Nguyên vật liệu trong sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tính chất đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất. Để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng chúng có thể kết hợp với các nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng bề ngoài … nhằm tăng thêm chất lượng và độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Nhiên liệu: là loại nguyên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm trong dây chuyền được vận hành một cách bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như thể lỏng, thể rắn và thể khí. Vật tư, phụ tùng thay thế: là những loại vật liệu được sử dụng cho mục đích thay thế, sửa chữa các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ sản xuất trong dây chuyền sản xuất tại nhà máy. Tuỳ vào đặc thù mỗi loại hình sản xuất khác nhau sẽ có những loại linh kiện phụ tùng khác nhau. | Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản nhà máy sản xuất. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp đặt, các công cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bảnVai trò của quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất
Có thể nói, hoạt động quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý các hoạt động sản xuất nói chung và quá trình quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp nói riêng.Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hụt
Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hoá được chi phí, gia tăng chất lượng sản phẩm với giá thành phải chăng. Một quá trình sản xuất muốn đạt được kết quả tốt nhất, cần phải đảm bảo được yếu tố liên tục của nguồn nguyên vật liệu. Việc thiếu nguyên vật liệu cho dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì cũng sẽ gây ra gián đoạn sản xuất. Ngược lại, mức tồn kho nguyên vật liệu quá cao cũng sẽ phát sinh chi phí phát sinh như lưu kho, bảo quản, vốn tồn đọng, hư hỏng, thậm chí phải tiêu hủy. Bằng việc đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu ổn định, quy trình sản xuất sẽ được vận hành một cách suôn sẻ và trơn tru, gia tăng năng suất lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể, việc chiếm lĩnh thị trường và khả năng sinh lời vốn cũng được cải thiện rõ rệt.Tránh thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Tình trạng thất thoát trong quá trình sản xuất được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn khiến cho nguồn cung ứng nguyên vật liệu bị đình trệ, các công đoạn trong dây chuyền sản xuất bị gián đoạn hay thậm chí không thể hoàn thành đơn hàng đúng tiến độ. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như thất thoát do cân sai trọng lượng nguyên vật liệu, thất thoát do quy trình thao tác thủ công hay thất thoát do những sai lệch trong công tác quản lý kho. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cần tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây ra có thể gây ra tình trạng trên để hạn chế được tối đa sự thất thoát không đáng có ảnh hưởng tới quy trình chung.Quy trình quản lý hiệu quả nguyên vật liệu trong sản xuất
Để xây dựng được một quy trình quản lý nguyên vật liệu hiệu quả cho nhà máy của mình, các doanh nghiệp thông thường cần phải trải qua 5 giai đoạn quan trọng như sau:Giai đoạn 1: Quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
Đây là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ quy trình nhưng nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp sẽ thực hiện công việc tiếp nhận và vận chuyển nguyên vật liệu từ đơn vị cung cấp đến nhà kho lưu trữ của mình. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là việc đảm bảo chính xác về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu theo đúng theo thỏa thuận giữa hai bên, đòi hỏi nguyên vật liệu phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định và quy trình tiếp nhận được thực hiện với đầy đủ các thủ tục.Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổ chức quản lý kho hàng
Sau khi tiếp nhận và vận chuyển các nguyên vật liệu về kho lưu trữ của mình, doanh nghiệp cần xây dựng được những chiến lược và kế hoạch quản lý chúng một cách hiệu quả. Các nguyên vật liệu sau khi nhập kho cần phải được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt về số lượng cũng như chất lượng để hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất kho tới các bộ phận sản xuất trong dây chuyền. Công đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng được những kế hoạch sắp xếp bài bản, phân loại các chủng loại theo đặc tính. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên cập nhật tình trạng hàng hóa và bảo đảm mức độ an toàn tuyệt đối về công tác phòng cháy chữa cháy đặc biệt là đối với những loại nguyên liệu dễ gây cháy nổ.Giai đoạn 3: Quy trình vận chuyển nguyên vật liệu đến các bộ phận trong dây chuyền sản xuất
Công đoạn tiếp theo là quá trình vận chuyển các nguyên vật liệu từ kho lưu trữ đến các bộ phận khác nhau trong dây chuyền tại nhà máy để phục vụ cho mục đích sản xuất. Quy trình này có thể được thực hiện theo yêu cầu của bộ phận sản xuất dựa trên yêu cầu của từng phân xưởng hoặc được thực hiện theo tiến độ kế hoạch, cung ứng nguyên vật liệu theo quy định về số lượng và thời gian cho bộ phận sản xuất. Tuỳ thuộc vào bối cảnh và quy mô khác nhau của từng doanh nghiệp để có thể lựa chọn được cách thức thực hiện vận chuyển phù hợp và hiệu quả nhất.Giai đoạn 4: Xây dựng chiến lược sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất
Bước cuối cùng để xây dựng được một quy trình quản lý nguyên vật liệu tổng thể hiệu quả là đưa ra những chiến lược nhằm tối ưu và sử dụng hợp lý tránh lãng phí nguyên vật liệu cho mục đích sản xuất. Việc sử dụng một cách lãng phí là nguyên nhân dẫn đến những thất thoát không đáng có về cả vật chất lẫn chi phí, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng ở giai đoạn này cần làm là tìm ra lời giải cho bài toán hợp lý hoá nguồn nguyên vật liệu trong kho, nghiên cứu và phân tích chi tiết các vấn đề ở từng bộ phận trong dây chuyền sản xuất để tránh sử dụng lãng phí. Từ đó, tối ưu hoá chi phí và cải thiện năng suất cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Có thể nói, việc quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất chưa bao giờ là bài toán dễ dàng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu như nắm rõ được vấn đề và thực hiện đúng các quy trình được đề cập thì nhiệm vụ nêu trên sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các giải pháp phần mềm quản lý sản xuất thông minh đang trở thành xu hướng phổ biến tại đa phần các doanh nghiệp sản xuất hiện nay để tối ưu hoá quy trình quản lý cũng như nâng cao chất lượng sản xuất.Máy tính công nghiệp Omron NY532-1400-011443600
Bộ nhớ flash Innodisk mSATA 3IE4 và ứng dụng của nó?
Bộ nhớ flash Innodisk mSATA mini 3TE7 và ứng dụng của nó?
Tìm hiểu về thị giác máy tính để phân loại chất lượng trong chế biến cá
Các giải pháp tự động hóa Emerson bộ điều khiển tự động RX3i CPE310
Giải pháp tự động hóa Emerson bộ điều khiển tự động VersaMax Micro series