Tầm quan trọng của Reorder Point trong quản lý hàng tồn kho

Reorder Point là gì?

Reorder point (ROP) là điểm đặt hàng lại mà tại đó mức tồn kho bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu, cần phải bổ sung thêm lượng hàng tồn kho. Đây được xem là một trong những phương pháp phổ biến được đa phần các doanh nghiệp áp dụng để kiểm soát hiệu quả tình trạng hàng tồn kho. Hàng tồn kho trong sản xuất được tiêu thụ theo thời gian, khi chúng đạt đến điểm ROP, các mặt hàng đó sẽ được tính toán phân bổ sắp xếp lại hay bổ sung thêm cho đến mức an toàn để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của thị trường.  

Cách tính điểm Reorder Point chính xác

Mục đích của việc tính toán điểm đặt hàng lại ROP là giúp cho doanh nghiệp sản xuất tìm ra được mức cân bằng giữa rủi ro tồn kho và chi phí nhập cũng như lưu trữ hàng hóa. Chính vì vậy, để có được những tính toán chính xác nhất về chỉ số ROP, doanh nghiệp cần phải dựa vào những dữ liệu dưới đây:
  • Lượng hàng dự trữ an toàn: Đây là mức lưu trữ hàng hóa để đảm bảo các hoạt động trong kho hàng không bị ảnh hưởng hoặc tình trạng tồn kho quá lớn cũng như việc cạn kiệt hay thiếu hụt hàng hóa.
  • Thời gian nhập nguyên vật liệu từ nhà cung cấp: Đây là khoảng thời gian mà nhà cung cấp vật tư trang thiết bị máy móc cũng như các nguyên vật liệu cần thiết được vận chuyển tới nhà máy để phục vụ cho yêu cầu sản xuất.
  • Mức nhu cầu tiêu thụ dự kiến: Đây là mức tiêu thụ ước tính đối với mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp trong một khung thời gian xác định (thường được đo bằng ngày). Việc ước tính này được xem là một trong những yếu tố phức tạp để có thể xác định được. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào bảng dự đoán nhu cầu xu hướng khách hàng trong của mình để có được những tính toán chính xác nhất với thị trường. 

Công thức để tính được điểm đặt hàng lại Reorder Point:

Điểm đặt hàng lại (ROP) = Lượng hàng an toàn + ( Thời gian nhập nguyên vật liệu từ nhà cung cấp x Mức tiêu trung bình theo ngày)  VD: Giả sử doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ nhựa gia dụng với mức nhu cầu tiêu thụ trung bình mỗi ngày là 500 sản phẩm/ngày, mức dự trữ an toàn trong kho là 100 sản phẩm. Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp A có thời gian giao hàng là 4 ngày. Dựa vào những dữ liệu này cùng công thức tính reorder point, doanh nghiệp này có thể tính được điểm đặt hàng lại ROP theo công thức như sau: 

                                           ROP = 100 + ( 4 x 500) = 2100

Từ công thức trên, doanh nghiệp A sẽ cần phải bổ sung thêm hàng dự trữ mới khi số lượng còn lại trong kho chạm mức 2100 sản phẩm. Với con số này, doanh nghiệp A có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời có thể tối ưu hóa thời gian sản xuất và hạn chế việc phát sinh thêm các khoản chi phí không đáng có.

Tầm quan trọng của việc xác định điểm Reorder Point trong sản xuất

Giảm thiểu chi phí hàng tồn kho

Theo một nghiên cứu của tiến sĩ triết học Thomas W.Gruen và tiến sĩ kinh tế Daniel Corsten đến từ trường Đại Học Colorado tại Mỹ, trung bình các doanh nghiệp sản xuất mất tới 4% doanh thu hàng năm bởi tình trạng hết hàng dự trữ trong kho. Ngược lại, trường hợp lưu trữ tồn kho quá lớn không bán kịp cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xác định được reorder point sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những tình trạng nêu trên, từ đó tối ưu chi phí sản xuất hiệu quả. 

Duy trì ổn định lượng hàng tồn kho

Việc dự báo và lập kế hoạch hàng tồn kho là điều cần thiết quyết định tới sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất. Tình trạng quá nhiều hàng hóa hay nguyên vật liệu trong kho sẽ gây tốn kém về các khoản kinh phí để duy trì chúng. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt hàng hóa dự trữ để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của thị trường dẫn tới những bất lợi và ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Do đó, khi xác định được điểm đặt hàng lại ROP, doanh nghiệp có thể cân đối lại lượng hàng hóa lưu kho, lượng đặt hàng thêm một cách hợp lý, phù hợp với quy mô và nhu cầu khách hàng. 

Đảm bảo tiến độ sản xuất và khối lượng khách hàng yêu cầu

Dựa vào việc cân đối tốt lượng hàng tồn kho ổn định, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đảm bảo được tiến độ sản xuất diễn ra đúng với kế hoạch đã xây dựng và đáp ứng được khối lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. 

4 Phần mềm MES hàng đầu hiện nay cho doanh nghiệp sản xuất

Giải quyết vấn đề tồn kho với phần mềm quản lý kho vật tư phụ tùng

Quy trình kiểm kê hàng tồn kho hiệu quả và chính xác cho doanh nghiệp sản xuất

TQM là gì? Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện trong sản xuất

Sản xuất tinh gọn cùng phương pháp chuyển đổi nhanh SMED

MPS là gì? Tổng quan về MPS doanh nghiệp sản xuất cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *