AQL là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong quản lý chất lượng?

Khi bước chân vào thị trường sản xuất, một trong những câu hỏi quan trọng nhất là làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa của mình đáp ứng các tiêu chí chất lượng? Việc kiểm tra mọi mặt hàng là quá tốn kém và mất thời gian, vì vậy việc kiểm tra các mẫu ngẫu nhiên từ các lô sản xuất đã trở thành tiêu chuẩn. Để làm được điều này, AQL ra đời và trở thành một khái niệm tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng.

AQL là gì?

AQL (Acceptable Quality Level/Limit) được xác định bởi ISO 2859-1 và thể hiện Giới hạn chất lượng có thể chấp nhận được. Nói cách khác, có thể xem AQL là “mức chất lượng kém nhất có thể chấp nhận được”, nó đặt ra tiêu chuẩn về số lượng và mức độ lỗi được coi là có thể chấp nhận được dựa trên việc kiểm tra các mẫu hàng hóa ngẫu nhiên được lấy từ toàn bộ lô sản xuất. Có ba loại lỗi: nhỏ, lớn và nghiêm trọng.
  • Nhỏ: cơ bản khiếm khuyết sẽ không cản trở chức năng của sản phẩm hoặc nhu cầu hoàn trả của người tiêu dùng. Ví dụ, một vết xước nhỏ trên chân ghế mà không thể nhìn thấy được sẽ được coi là một khiếm khuyết nhỏ. AQL cho các lỗi nhỏ là 4%.
  • Lớn: các ví dụ bao gồm mặt máy tính bảng bị nứt, hoặc máy tính có hai nút giống nhau. Trong loại này, người dùng cuối không chấp nhận được các lỗi vì nó có khả năng bị hỏng. AQL cho các lỗi lớn là 2,5%
  • Nghiêm trọng: bất kỳ lỗi có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng. Một khiếm khuyết nghiêm trọng có thể khiến tổ chức, nhà nhập khẩu hoặc người bán chịu các trách nhiệm pháp lý. Một món đồ nội thất không thể đứng vững, quần áo có ghim nhọn hoặc thực phẩm hết date thường là một khiếm khuyết nghiêm trọng. Vì vậy, nó được định nghĩa bằng 0% AQL.
Quá trình sản xuất thường không hoàn hảo hoàn toàn mà vẫn sẽ xảy ra lỗi. Tuy nhiên, nếu các lỗi sản phẩm nằm trong phạm vi AQL cho phép, quá trình sản xuất vẫn có thể được chấp nhận và tiếp tục hoạt động.  Nếu số lượng lỗi vượt quá phạm vi AQL, thì toàn bộ lô hàng sẽ bị từ chối và quy trình sản xuất phải được xem xét lại cũng như các khu vực sản xuất gây ra lỗi phải được sửa chữa.  Mức chất lượng chấp nhận được phụ thuộc vào loại sản phẩm và khác nhau giữa các sản phẩm và giữa các ngành. Do đó, việc kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu từ các lô sản xuất trước khi vận chuyển giúp dễ dàng xác định bất kỳ lỗi nào và xử lý tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các cấp độ kiểm tra AQL

Cấp kiểm tra chung (General Inspection Levels)

Có ba Cấp độ Kiểm tra Chung (GI, GII và GIII) trên bảng AQL. Ở Level I bên trái, cung cấp cỡ mẫu nhỏ nhất, có nghĩa là nhân viên kiểm tra sẽ kiểm tra ít sản phẩm hơn. Cấp độ ngoài cùng bên phải, General Level III, sẽ cung cấp kích thước mẫu lớn nhất, có nghĩa là nhân viên sẽ kiểm tra nhiều hơn.
  • GI – Kiểm tra ít đơn vị: lợi ích của việc kiểm tra ít đơn vị hơn là việc kiểm tra sẽ mất ít thời gian hơn. Mặc dù chi phí có thể thấp hơn nhưng độ tin tưởng cũng sẽ thấp hơn. 
  • GII – Kiểm tra mặc định và phổ biến nhất: phạm vi bao phủ rộng hơn với chi phí tương đối thấp. Các công ty giám định đôi khi gọi mức độ kiểm tra GII AQL là cỡ mẫu “tiêu chuẩn”.
  • GIII – Kiểm tra tối đa: Lợi ích của việc sử dụng Cấp độ III là cỡ mẫu lớn hơn sẽ giúp người dùng tin tưởng hơn vào kết quả kiểm tra. Đổi lại, bạn sẽ phải đợi kết quả lâu hơn và tốn nhiều phi phí hơn.
Ví dụ: 5,000 bàn gỗ được đặt hàng và doanh nghiệp sử dụng AQL từ các nhà cung cấp để tiến hành kiểm tra tại nhà máy. Trong quá trình kiểm tra lấy mẫu AQL, nếu sử dụng:
  • General I – Người kiểm sẽ kiểm tra 80 bàn gỗ.
  • General II – Người kiểm sẽ kiểm tra 200 bàn gỗ
  • General III – Người kiểm sẽ kiểm tra 315 bàn gỗ

Cấp kiểm tra đặc biệt (Special Inspection Levels)

Trong khi các Mức Kiểm tra Chung xác định cỡ mẫu cho việc kiểm tra tổng thể, thì Các Mức Đặc biệt (S-1, S-2, S-3, S-4) chỉ được sử dụng cho các hạng mục cụ thể trong danh sách kiểm tra của nhà sản xuất. Việc sử dụng Mức độ đặc biệt cung cấp kích thước mẫu nhỏ hơn, thường sử dụng cho một số thử nghiệm. Sự khác biệt quan trọng giữa bốn Cấp độ Kiểm tra Đặc biệt AQL là cỡ mẫu mà chúng sản xuất:
  • S-1 (Mã ký tự C) 
  • S-2 (Mã ký tự D) 
  • S-3 (Mã ký tự E) 
  • S-4 (Mã G)
Mức Đặc biệt được chọn sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của sản phẩm và các bài kiểm tra được yêu cầu. Một số trường hợp có thể đảm bảo số lượng mẫu cao hơn, trong khi những trường hợp khác có thể đảm bảo số lượng ít hơn. 

Làm thế nào để kiểm soát chất lượng bằng quy trình AQL?

Trong quy trình kiểm soát chất lượng (Quality Control), AQL đóng một vai trò quan trọng và là tiền đề cho một quy trình QC hiệu quả. Quy trình AQL có thể tham gia vào nhiều vai trò của QC, nhưng trực tiếp thực hiện nhiều nhất là quá trình kiểm tra chất lượng sản xuất (Quality Inspection), với các bước cơ bản như sau:

1. Xác định kế hoạch lấy mẫu

Bắt đầu bằng cách xác định số lượng đơn vị sẽ có trong lô mẫu của đối tượng đang sản xuất. Số lượng đơn vị mẫu phụ thuộc vào tổng số đơn vị trong lô.  Khi doanh nghiệp đã xác định có bao nhiêu đơn vị trong lô mẫu của mình, hãy lưu ý đến số lượng tối đa các đơn vị có lỗi nhỏ, lớn và nghiêm trọng có thể chấp nhận được đối với lô đó, ví dụ như sau:
Tổng số đơn vị trong lô Số đơn vị trong lô mẫu Số đơn vị tối đa với các lỗi nhỏ Số đơn vị tối đa có lỗi lớn Số đơn vị tối đa với các lỗi nghiêm trọng
1,201-3,200 32 2 2 0
3,201 – 10.000 32 2 2 0
10.001 – 35.000 50 3 3 0
35.001 – 150.000 80 5 5 0
150.001 – 500.000 80 5 5 0
500.001 – 1.000.000 125 7 7 0

2. Chọn ngẫu nhiên các đơn vị mẫu

Để lấy mẫu đại diện, hãy chọn các đơn vị ngẫu nhiên từ trên cùng, giữa và dưới cùng của nhiều pallet hoặc lô sản phẩm. Tránh chỉ chọn từ đầu của pallet hoặc lô để vì sẽ hạn chế cái nhìn toàn diện.

3. Kiểm tra từng đơn vị trong lô mẫu

  • Chọn sản phẩm từ danh sách Chính sách Chất lượng (Quality Policies) để tìm ra các tiêu chí kiểm tra phù hợp. Tiêu chí kiểm tra cung cấp một danh sách tiêu chuẩn hóa các lỗi để tìm kiếm và các sai số tối thiểu được cho phép.
  • Kiểm tra từng mục trong lô mẫu. Khi phát hiện các điểm không phù hợp (hoặc lỗi), số lượng đơn vị bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng dựa trên các tiêu chí kiểm tra (nhỏ, chính hoặc nghiêm trọng) sẽ được thu thập để phân tích.
  • Các dữ liệu về sản xuất, bao gồm cả lỗi, sẽ được gửi đến các đơn vị phụ trách phân tích (hoặc gửi đến các nhà cung cấp dịch vụ) để nghiên cứu và đưa ra các phương án phù hợp.

4. Xác định số đơn vị bị lỗi

Sai sót dưới mức tối đa: Nếu số lượng đơn vị có lỗi nhỏ, lớn hoặc nghiêm trọng dưới mức tối đa có thể chấp nhận được (theo bảng trên) đối với lô sản xuất, lô hàng sẽ được kiểm tra. Sai sót ở mức tối đa hoặc vượt quá mức tối đa: Nếu số lượng đơn vị có lỗi và sai sót vượt quá mức tối đa có thể chấp nhận được đối với lô sản xuất (theo bảng trên) thì cần báo cáo các vấn đề nhanh chóng. Bên cạnh đó, cần xác định tổng số đơn vị bị lỗi. Thông thường, các đơn vị bị lỗi trong quá trình sản xuất sẽ được tìm thấy gần nhau.

5. Báo cáo mọi vấn đề về chất lượng

Để báo cáo vấn đề về chất lượng, hãy gửi báo cáo vấn đề với các chi tiết sau:
  • Số đơn hàng
  • Loại lỗi (dựa trên Chính sách chất lượng )
  • Mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết (nhỏ, lớn, nghiêm trọng)
  • Tổng số đơn vị bị ảnh hưởng
  • Hình ảnh về khiếm khuyết

Hệ thống quản lý chất lượng QMS

Ngay cả tiêu chuẩn AQL đôi khi cũng đặt ra các bài toán khó về chất lượng cho các nhà quản trị sản xuất. Do đó, các công ty đang dần tìm kiếm các giải pháp quản lý chất lượng hiệu quả và giải quyết các vấn đề từ AQL. Một trong số đó chính là hệ thống QMS. Hệ thống quản lý chất lượng QMS (Quality Management System) là một tập hợp các quá trình và chức năng kinh doanh nhằm mục đích cải tiến liên tục chất lượng để đảm bảo đáp ứng hoặc vượt quá những mong đợi và yêu cầu của khách hàng. Được thể hiện như một khuôn khổ về cấu trúc có tổ chức, phương pháp, kỹ thuật, chính sách, thủ tục, quy trình và nguồn lực, QMS cũng là phương pháp mà các công ty có thể đảm bảo trách nhiệm, lịch trình, mối quan hệ, hợp đồng và thỏa thuận ngang bằng với môi trường, thực phẩm, và các tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm.  Tuy vậy, đa số các giải pháp QMS hiện có trên thị trường cơ bản chỉ quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra OQC (Output Quality Control). Tuy nhiên, trong thời đại mà yêu cầu của khách hàng và cả các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng khắt khe, việc kiểm tra sản phẩm được sản xuất ra thôi là chưa đủ, mà còn là kiểm soát nguyên liệu đầu vào IQC (Input Quality Control) và cả quá trình sản xuất PQC (Production Quality Control).  Do đó, một giải pháp QMS toàn diện, đặc biệt là có thể là một câu trả lời tuyệt vời. Điểm đặc biệt của QMS-X khác biệt so với thị trường là ngoài quy trình OQC, giải pháp của VTI Solutions còn có khả năng quản lý IQC và cả PQC một cách hiệu quả. Điều này làm cho QMS-X trở thành một sự lựa chọn toàn diện tuyệt vời dành cho việc quản lý chất lượng. QMS-X cung cấp giải pháp quản lý chất lượng tối ưu giúp các doanh nghiệp sản xuất theo một quy trình chất lượng nhất quán và hiệu quả, đáp ứng tiêu chuẩn kì vọng của khách hàng, đồng thời đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt và các quy định hiện hành khác về chất lượng. Các chức năng bao gồm:
  • Định nghĩa quy trình quản lý chất lượng
  • Quản lý tiến trình sửa lỗi
  • Lên kế hoạch quản lý chất lượng
  • Phân tích/ Thống kê và báo cáo chất lượng
  • Thực hiện quản lý chất lượng
  • Cài đặt, quản lý cơ sở dữ liệu
Như vậy có thể thấy, AQL là một tiêu chuẩn hiện đại cho kiểm tra chất lượng, còn để toàn bộ quá trình quản lý chất lượng sản xuất đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần một hệ thống quản lý chất lượng QMS phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để hoàn thiện hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp bạn!

Nâng cao hiệu quả cải tiến quy trình sản xuất với Lean Six Sigma

BOM là gì? Làm thế nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả?

Trí tuệ kinh doanh BI là gì? Liệu nhà sản xuất có thể tích hợp BI vào hệ thống ERP?

7 ứng dụng nổi bật của AI tạo nên cuộc cách mạng hóa trong sản xuất

Tương lai của ngành sản xuất với sự đột phá của trí tuệ nhân tạo AI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *