MTBF và MTTR là gì? Vai trò của các chỉ số đo lường trong bảo trì bảo dưỡng sản xuất

MTBF và MTTR là 2 trong số các chỉ số đo lường sản xuất quan trọng, có vai trò cung cấp cái nhìn tổng thể về quy trình bảo dưỡng, đáp ứng mục tiêu đảm bảo các hoạt động sản xuất chất lượng cũng như quản lý các nguồn lực kịp thời với chi phí tối thiểu.  Vậy MTBF và MTTR là gì, có vai trò như thế nào và làm thế nào để tận dụng hiệu quả những thông tin mà nó mang lại để cải thiện quy trình bảo trì bảo dưỡng sản xuất? Hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tầm quan trọng của các chỉ số đo lường bảo trì sản xuất

Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp là một nhiệm vụ đầy thách thức với các nhà điều hành. Do đó, việc theo dõi các nhất định của nhà máy có thể trở thành công cụ hữu ích để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động sản xuất và giúp người quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt. Trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng, các chỉ số đo lường đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch bảo trì thiết bị. Theo các chuyên gia trong ngành, việc vận hành thiết bị cho đến khi hỏng hóc tốn kém gấp 10 lần so với việc sử dụng các chương trình bảo dưỡng phòng ngừa. Đây là lý do tại sao các chỉ số đo lường bảo trì sản xuất lại rất quan trọng. Chúng cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về tình trạng thiết bị máy móc, giúp nhà quản lý nắm bắt và đưa ra các phương án giúp kéo dài thời gian giữa các lần hỏng hóc của máy cũng như dự đoán thời gian ngừng hoạt động sẽ xảy ra. Một số chỉ số đo lường bảo trì sản xuất phổ biến có thể kể đến như:
  • Thời gian ngừng hoạt động của thiết bị (Equipment Downtime)
  • Tỷ lệ Bảo trì ngoài kế hoạch / có kế hoạch 
  • Bảo trì tồn đọng (Maintenance Backlog)
  • Thời gian trung bình giữa các lần thất bại (MTBF)
  • Thời gian trung bình để sửa chữa (MTTR/MTR)
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu riêng về 2 chỉ số bảo trì sản xuất là MTBF và MTTR.

MTBF là gì?

MTBF (viết tắt của Mean Time Between Failure) – Thời gian trung bình giữa các sự cố là một KPI đo lường thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc của thiết bị, không bao gồm thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để phân tích độ tin cậy của một tài sản và dự đoán hiệu suất trong tương lai của nó. Ngoài ra, đây là một số liệu quan trọng để giúp doanh nghiệp lên các kế hoạch bảo trì bảo dưỡng cụ thể và hiệu quả MTBF càng cao, thiết bị càng đáng tin cậy. MTBF càng thấp thì càng kém tin cậy hoặc các lỗi thường xuyên xảy ra hơn. Do đó, phân tích chỉ số này giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu duy trì MTBF càng cao càng tốt. Hãy xem ví dụ về tính ứng dụng của chỉ số MTBF. Giả sử doanh nghiệp bạn đang phân vân về việc thay thế một thiết bị máy móc sản xuất nhất định đã sử dụng một thời gian. Mặc dù đây là một khoản đầu tư tốn kém, nhưng là cần thiết cho quy trình sản xuất của nhà máy. Sau khi xem xét số liệu thống kê MTBF (và các số liệu đo độ tin cậy khác), nếu báo cáo chỉ ra thiết bị này có độ tin cậy cao hơn kỳ vọng và và hoàn toàn có thể được cải thiện bằng việc thay thế một số bộ phận cụ thể, thay vì toàn bộ máy. Điều này giúp công ty tiết kiệm hàng nghìn đô la và thời gian trì hoãn sản xuất, đồng thời cải thiện chức năng của máy móc hiện có của mình.

Công thức tính MTBF

MTBF = tổng thời gian hoạt động / tổng số lỗi

Ví dụ, theo dõi một máy in nhãn tự động trong vòng 90 ngày, doanh nghiệp phát hiện có tổng số hai lần hỏng hóc trong khoảng thời gian đó. Phép tính MTBF  sẽ là:

MTBF = 90 ngày / 2 lần sửa chữa MTBF = 45 ngày Điều này có nghĩa là trung bình một máy in nhãn tự động chạy trong 45 ngày mà không hỏng hóc. Điều quan trọng cần lưu ý là MTBF không tính đến thời gian cần thiết để sửa chữa vấn đề, chỉ tính thời gian giữa các lần hỏng hóc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào chỉ số MTBF để tính toán các chi phí gây ra do hỏng hóc làm gián đoạn sản xuất. Lấy từ ví dụ trước, giả sử máy in nhãn tự động trên tạo ra 2000 đô la mỗi giờ, và mỗi lần hỏng hóc gây nên 2h gián đoạn, thì bạn đã tốn một chi phí khoảng $4000. 

Cách cải thiện MTBF

Tất nhiên, MTBF của thiết bị máy móc không phải lúc nào cũng cao – lý do có thể là máy móc cũ kỹ, các bộ phận đã trải qua nhiều lần bảo trì bảo dưỡng,.. Một số gợi ý sau đây có thể giúp doanh nghiệp bạn cải thiện phần nào chỉ số MTBF:
  • Ưu tiên sử dụng nhân viên được đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chú trọng cung cấp đào tạo phù hợp về thiết bị cụ thể cho nhân viên mới 
  • Sử dụng các bộ phận thay thế chất lượng: Các bộ phận thay thế rẻ thường sẽ mang lại giá sửa chữa rẻ. Sử dụng các bộ phận thay thế chất lượng, được khuyến nghị để kéo dài thời gian giữa các lần hỏng hóc và duy trì “sức khỏe tổng thể” của thiết bị máy móc 
  • Thực hiện theo các khuyến nghị bảo trì định kỳ: Cập nhật thường xuyên chế độ bảo trì định kỳ sẽ cắt giảm thời gian ngừng hoạt động không mong muốn. Lý tưởng hơn là lên các kế hoạch bảo trì định kỳ vào những thời gian ngừng hoạt động đã xác định.
  • Sử dụng các công cụ để giúp hợp lý hóa việc triển khai bảo trì: Một số giải pháp quản lý bảo tri bảo dưỡng tự động như CMMS có thể quản lý trạng thái dây chuyền, thiết bị máy móc theo thời gian thực, cảnh báo khi có sự cố cũng như tự động lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng.

MTTR là gì?

MTTR (viết tắt của Mean Time to Repair) – Thời gian trung bình để sửa chữa đề cập đến thời gian trung bình mà nhóm bảo trì dành để chẩn đoán, sửa chữa và khôi phục các phần thiết bị bị lỗi. MTTR (còn được gọi là MTR) bao gồm toàn bộ quá trình sửa chữa, bắt đầu khi thực hiện quy trình bảo trì bảo dưỡng và kết thúc khi chúng được kiểm tra và bộ phận hoạt động trở lại theo yêu cầu. Mục tiêu của mọi tổ chức là giảm thiểu MTTR càng nhiều càng tốt. Các sự cố thiết bị nghiêm trọng thường dẫn đến thời gian sửa chữa kéo dài, kỹ thuật viên làm thêm giờ, phí nhà thầu thuê ngoài và tiến độ sản xuất bị gián đoạn. Do đó, việc tiến hành phân tích MTTR cho phép các tổ chức đánh giá chất lượng và hiệu quả của các chiến lược, quy trình và thực hành bảo trì phù hợp. Các chuyên gia bảo trì khuyên bạn nên cố gắng đạt được MTTR lý tưởng dưới 5 giờ. Tuy nhiên, số liệu này có thể thay đổi đáng kể dựa trên loại nội dung và mức độ quan trọng, cũng như các kế hoạch triển khai thực hiện sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng của các tổ chức. 

Công thức tính MTTR

MTTR = tổng thời gian bảo trì / tổng số hành động bảo trì

Ví dụ: quay lại ví dụ về máy in nhãn tự động, sau khi quan sát và phân tích cho thấy thiết bị bị hỏng hai lần trong thời gian hoạt động. Lần sửa chữa đầu  mất 20 phút để sửa chữa; thứ hai mất 40 phút. Vì vậy, phép tính sẽ là:

MTTR = (20 + 40) / 2 MTTR = 30 Vì vậy, trung bình mất 30 phút để thực hiện sửa chữa máy in nhãn tự động. Chí số MTTR  cung cấp thời gian sửa chữa trung bình, do đó, kết quả tại hiện trường có thể khác nhau dựa trên các yếu tố như mức độ nghiêm trọng, tính sẵn có của các bộ phận và nhân viên sửa chữa có trình độ, v.v. Tuy nhiên, MTTR hữu ích trong việc chỉ ra các vấn đề, chẳng hạn như thời điểm thay thế một thành phần, triển khai đào tạo thêm cho nhân viên,..

Cách giảm MTTR

Như đã đề cập, mục tiêu là luôn duy trì MTTR ở mức thấp, vì điều đó có nghĩa là cần ít thời gian hơn để thực hiện sửa chữa. Chỉ số MTTR càng cao thì thời gian ngừng hoạt động nhiều hơn, điều này ảnh hưởng đến tính khả dụng của máy móc và gây gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.  Do đó, để giảm MTTR, có một số gợi ý về các phương pháp như sau:
  • Thực hiện đào tạo thích hợp: Một lần nữa, vai trò của việc có các chương trình đào tạo các nhân viên bảo trì bảo dưỡng được nhấn mạnh. Đào tạo bài bản về chuyên môn bảo trì từng loại thiết bị cụ thể có thể nâng cao hiệu quả sửa chữa.
  • Tối ưu hóa các quy trình sửa chữa: Lên các kế hoạch cụ thể, cắt bỏ các bước không cần thiết hoặc thực hiện các thay đổi để đảm bảo quy trình toàn diện và hiệu quả nhất có thể. 
  • Theo dõi hiệu suất của máy: Theo dõi hiệu suất của máy có thể cắt giảm giai đoạn đánh giá của quá trình sửa chữa vì dữ liệu được phân tích có thể chỉ ra các vấn đề cụ thể và giúp nhân viên dự trữ nguồn lực để sửa chữa trong tương lai.
  • Sử dụng các công cụ để giúp hợp lý hóa việc triển khai bảo trì: Một số giải pháp quản lý bảo tri bảo dưỡng tự động như CMMS có thể quản lý trạng thái dây chuyền, thiết bị máy móc theo thời gian thực, cảnh báo khi có sự cố cũng như tự động lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng.
Xem thêm:
Việc thu thập và phân tích MTBF và MTTR nói riêng cũng như các chỉ số đo lường bảo trì bảo dưỡng sản xuất khác nói chung đóng một vai trò thiết yếu

TPM là gì? Hiểu rõ hệ thống Bảo trì Năng suất toàn diện TPM trong 5 phút

Tại sao cần phân tích ABC trong quản lý hàng tồn kho?

AQL là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong quản lý chất lượng?

Sản xuất Just-In-Time giúp giải các bài toán hàng tồn kho như thế nào?

Làm thế nào để xây dựng mô hình nhà máy an toàn hiệu quả?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *