MPS là gì? Tổng quan về MPS doanh nghiệp sản xuất cần biết

MPS là gì?

MPS (Master Production Scheduling) là khái niệm mô tả lịch trình, kế hoạch sản xuất tổng thể của doanh nghiệp. Đây là kế hoạch sản xuất nêu chi tiết những yếu tố liên quan đến số lượng hàng hóa cần sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. MPS được trình bày dưới dạng dữ liệu, trong đó bao gồm nhiều thông số được thể hiện như: thời gian, quy trình sản xuất, số liệu tồn kho, dự báo tiêu thụ và nhu cầu phân phối trên thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất và phân bổ các nguồn lực hợp lý. Lịch trình sản xuất MPS xác định chính xác số hàng hóa cần phải sản xuất nhằm phân phối tới thị trường. Bên cạnh đó, MPS cũng cung cấp các giải pháp kịp thời cho các tình trạng vấn đề phát sinh như thiếu hụt nguyên vật liệu, hao hụt chi phí đầu tư, thừa thiếu nguồn lao động, đảm bảo hiệu quả vận hành tăng cao. Từ đó giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết, tối ưu hóa lợi nhuận trên từng sản phẩm, tránh rủi ro trong quá trình sử dụng các nguồn lực và dưới sự biến động thị trường. 

Các dữ liệu chính để xây dựng MPS hiệu quả

Bản dự đoán về xu hướng nhu cầu khách hàng 

Một bản kế hoạch dự đoán nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố then chốt cần có để xây dựng chiến lược sản xuất. Tuy nhiên, để lập được kế hoạch này, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu lịch sử bán hàng từ các bộ phận như Marketing và Sale. Các dữ liệu này sẽ được sử dụng để đo lường và dự đoán nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ cần phải được cập nhật và điều chỉnh định kỳ (thường là theo tuần) để đảm bảo không bỏ lỡ hoặc đi ngược lại với xu hướng nhu cầu của thị trường. 

Bảng thông số về hàng tồn kho an toàn

Hàng tồn kho được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của cả quy trình. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất cần phải chú ý đến các thông số về tồn kho an toàn để dự trữ hàng hóa trong trường hợp nhận được một đơn hàng lớn bất thường. Việc cập nhật chính sách nhập nguyên vật liệu sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất của khách hàng cần được thực hiện một cách hợp lý và kịp thời, tránh tình trạng ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa dự trữ an toàn.  Ngoài ra, một vài yếu tố khác mà doanh nghiệp sản xuất cũng cần lưu ý đến để xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể MPS bao gồm:
  • Danh mục sản phẩm: bao gồm tất cả mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp sản xuất. Sau khi hoàn thành , doanh nghiệp cần sắp xếp danh mục sản phẩm theo mức độ phổ biến, các mặt hàng sản xuất nhiều nhất sẽ nằm ở đầu danh mục.
  • Danh sách biến thể cho từng sản phẩm: Tạo từng mục biến thể riêng cho mỗi sản phẩm. VD: Đối với doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực thời trang cần phân chia cụ thể như size S, M, L của quần áo hay màu sắc sản phẩm… 
  • Danh mục thời gian cụ thể: Ngày, tuần, tháng và năm – chia mục thời gian để lên lịch trình cụ thể nhất. Mục tiêu sẽ đặt theo năm, lịch trình sẽ theo tháng và tuần, công việc cụ thể theo ngày. Mục đích của việc này là để xác định kế hoạch sản xuất trong khoảng thời gian sắp tới của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh nếu nhu cầu cần thiết.
  • Số lượng sản xuất: Số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất mỗi theo thời gian định kỳ mà doanh nghiệp đề ra (có thể theo tuần/tháng/năm). 

Các bước lên kế hoạch lịch trình sản xuất MPS hiệu quả

Xây dựng được một lịch trình và kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, ước lượng chính xác nguồn lực. Các đơn hàng được thực hiện hiệu quả và không bị gián đoạn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu ở mức tối đa. Vì vậy, để có được một lịch trình kế hoạch sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: 

Hiểu và xác định sản phẩm của doanh nghiệp

Việc xây dựng được một kế hoạch sản xuất MPS phụ thuộc vào sự hiểu biết thực tế và nền tảng kiến ​​thức chuyên sâu về sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là mô tả đầy đủ các thông tin liên quan tới sản phẩm và số lượng dưới góc độ sản xuất. Những thông tin liên quan đến nguyên vật liệu cấu thành, đặc điểm, các thông số kỹ thuật của sản phẩm hay số lượng dự định sản xuất, hàng tồn kho… cần được xác định rõ ràng trước khi lên kế hoạch.

Xác định thời gian hoàn thành quy trình sản xuất

Bước tiếp theo để xây dựng được một kế hoạch sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được khoảng thời gian nhất định để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Để thực hiện được công đoạn nêu trên, doanh nghiệp có thể đi tìm câu trả lời dựa vào những câu hỏi dưới đây:
  • Sau khi được đặt hàng, mất bao lâu để nhập và tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết cho mục đích sản xuất lại với nhau?
  • Tốn bao nhiêu thời gian để đưa những nguyên vật liệu này vào trong dây chuyền sản xuất và tạo ra sản phẩm?
  • Mất bao lâu để sản phẩm được đóng gói và niêm phong, bao gồm cả quy trình kiểm soát chất lượng?
  • Khoảng thời gian để các sản phẩm được đóng gói và sẵn sàng giao cho khách hàng là bao lâu?
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng kết hợp cùng kinh nghiệm và dữ liệu sản xuất trong quá khứ để xác định các khoảng thời gian này một cách chính xác và có cơ sở hơn. 

Đánh giá nhu cầu thị trường để quyết định khối lượng sản xuất 

Ở bước này, doanh nghiệp cần dựa vào bản đánh giá nhu cầu khách hàng như đã đề cập ở phần trên để xác định xu hướng của thị trường đối với sản phẩm của mình để có được những tính toán chính xác về khối lượng sản xuất. Đối với những sản phẩm có nhu cầu cao, doanh nghiệp cần đảm bảo khối lượng sản xuất đủ lớn, tránh tình trạng thiếu hàng dẫn tới tình trạng không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Ngược lại, với những sản phẩm nhu cầu thị trường thấp, doanh nghiệp cần có chiến lược để cân đối vừa đủ khối lượng sản xuất, tránh gây ra tình trạng dư thừa dẫn tới các vấn đề hàng tồn kho gây lãng phí kinh tế và nguồn lực. 

Đảm bảo các nguồn lực cần có để đáp ứng yêu cầu sản xuất

Khi khối lượng sản xuất đã được tính toán cụ thể cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp cần trung sắp xếp các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình trên.  Về yếu tố con người, doanh nghiệp cần dựa trên khối lượng sản xuất và tính chất công việc để phân bổ số lượng lao động một cách hợp lý nhưng vẫn phải đảm bảo trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu sản xuất đề ra.  Bên cạnh đó, các trang thiết bị máy móc phục vụ mục đích sản xuất cũng là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần lưu ý. Các mẫu máy móc, thiết bị đi kèm, các thông số kỹ thuật và diện tích nhà xưởng đều có thể ảnh hưởng tới quy trình sản xuất. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần liệt kê chi tiết và chính xác những yếu tố trên để tránh trường hợp ảnh hưởng tới các nguồn lực khác liên quan. Ngoài ra, danh sách nguyên vật liệu cần sử dụng, chất lượng và số lượng, nhà cung cấp là ai và liệu những loại nguyên vật liệu này có thể thay thế trong quy trình sản xuất được hay không là những tiêu chí mà doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm. Kèm theo đó là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hoặc hết hạn cũng cần phải có những phương án dự phòng để kịp thời xử lý.

Lợi ích của việc lập kế hoạch sản xuất MPS đối với doanh nghiệp

MPS được đánh giá là yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất cũng như đối với những nguyên liệu được xác định trở thành thành phẩm. Việc lập kế hoạch sản xuất MPS cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh và thay đổi nó tùy theo nhu cầu thị trường và năng lực trên thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MPS còn cung cấp đến các tổ chức nhiều tiện ích hữu dụng dành cho quá trình bảo vệ, khả năng giúp chống lại nhiều sự cố bất ngờ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và quá trình phân bố hiệu quả nguồn nhân lực. Cụ thể:
  • Xây dựng, tối ưu hoá và theo dõi kế hoạch dự đoán nhu cầu khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về hoạt động sản xuất của mình.
  • Các bộ phận liên quan trong quy trình có thể nắm được những thông tin về yêu cầu sản xuất.
  • Tối ưu hóa khả năng chứa nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu hụt vật tư trong quá trình sản xuất. 
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động sản xuất sắp tới.
  • Xác định khối lượng sản xuất theo yêu cầu cho phép doanh nghiệp thực hiện dự đoán bảo trì cho dây chuyền sản xuất của mình. 
  • Tính toán được lượng hàng tồn kho an toàn, hợp lý. Từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình nhập nguyên vật liệu phục vụ mục đích sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa lãng phí.
Việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và tạo nên sự uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương thức quản trị và xây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả. Vậy đâu sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất MPS? 

Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất

MPS nằm ở trung tâm của ERP – hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp sản xuất được kết nối với nhiều mô-đun khác nhau như: lập kế hoạch và lịch trình, quản lý sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, quản lý dự án, quản lý khách hàng, quản lý rủi ro,… là phần mềm quản lý phù hợp với mọi doanh nghiệp sản xuất, cho phép một tổ chức sử dụng một hệ thống các ứng dụng (mô-đun) tích hợp để quản lý doanh nghiệp, bao gồm lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, tài chính với các tính năng nổi bật như: 
  • Linh hoạt: Triển khai cloud hoặc on-premise, đồng thời luôn sẵn sàng cung cấp các tùy chọn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Di động: Kinh doanh mọi lúc, mọi nơi để nâng cao hiệu quả và cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Có khả năng mở rộng: Nhanh chóng tích hợp và mở rộng bằng Epicor Integration Cloud do Jitterbit cung cấp.
  • Sử dụng IoT: Theo dõi khu vực sản xuất trong thời gian thực bằng dữ liệu thu thập được qua PLC hoặc cảm biến IoT
Trong kim tự tháp tự động, ERP là tầng cao nhất và đảm nhận các nhiệm vụ lập kế hoạch và xử lý các hoạt động sản xuất trong nhà máy bằng cách kết nối với tầng để thu thập dữ liệu một cách tự động. Chính vì thế, giải pháp ERP là không thể thiếu cho một hệ thống quản lý doanh nghiệp thông minh.  Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ ứng dụng giải pháp ERP cho quy trình lập kế hoạch sản xuất MPS!  Xem thêm:  

Câu chuyện Chuyển đổi số tại Việt Nam và vai trò của các “đối tác đồng hành”

Quản lý sản xuất như thế nào khi thiếu hụt lao động? Tìm kiếm lời giải từ giải pháp MES

5 giải pháp nâng cao khả năng giao hàng đúng hạn mà tổ chức có thể thực hiện ngay hôm nay

6 phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý kho cho ngành sản xuất dược phẩm

AI được ứng dụng như thế nào trong ngành sản xuất thép?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *