4 lợi ích khiến các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào hệ thống MES

Trong một nghiên cứu của nhóm AMR Research, họ đã nhận thấy rằng giúp các nhà sản xuất hoàn vốn trong vòng từ sáu đến 24 tháng. Một số nhà sản xuất nói rằng lợi nhuận của họ đã tăng từ sáu đến mười lần mỗi năm. Tốc độ tăng lợi nhuận chóng mặt này đến từ bản thân những lợi ích của hệ thống MES và những cải tiến chuỗi giá trị liên tục mà các nhà quản trị thực hiện dựa trên những phân tích trực quan mà MES mang lại. 

1. Hệ thống MES giúp cải thiện chất lượng sản xuất

Các nhà quản trị sản xuất nhận thấy việc ứng dụng hệ thống MES mang lại lợi ích rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng sản xuất, với mức tăng năng suất dao động từ 3% đến 8%. Đặc biệt, các nhà sản xuất thực phẩm và dược phẩm đã báo cáo mức tăng lên tới 30% ngay từ lần đầu tiên áp dụng. Một nhà sản xuất cho biết họ đã tiết kiệm được 52% bán thành phẩm (WIP) trong vòng sáu tháng đầu tiên. Khi lần đầu tiên ứng dụng hệ thống thu thập dữ liệu tự động, đánh giá công việc bằng chữ ký điện tử và số hóa tài liệu hướng dẫn công việc, các nhà sản xuất đều hướng đến mục tiêu tối ưu hóa nguồn nhân lực. Họ nhận thấy những lợi ích đáng kể khi giảm thiểu:

– Số lượng lao động cần thiết
– Thời gian thực hiện các tác vụ thủ công
– Lượng hàng tồn kho
– Tình trạng làm thêm giờ
– Lỗi sản xuất

Một nhà sản xuất đã có thể tiết kiệm hai giờ đồng hồ cho quy trình kiểm tra lô hàng, một khoản tiết kiệm đáng kể khi áp dụng cho hàng chục nghìn lô hàng mỗi năm.

mes1

2. Hệ thống MES giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất

Lợi ích của hệ thống MES đáp ứng nhu cầu giảm chi phí cơ bản mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng tìm kiếm: tồn kho hợp lý, cải thiện chất lượng sản xuất và giảm thiểu chi phí nhân công. Ngoài những lợi ích kể trên, chi phí tuân thủ quy định kỹ thuật là mối quan tâm quan trọng đối với nhà sản xuất thiết bị y tế và nhà sản xuất thực phẩm/dược phẩm. Một nhà sản xuất sản phẩm y tế khi tích hợp MES vào hoạt động cân/trộn đã loại bỏ 1,5 triệu lần nhập thủ công mỗi năm. Nhà sản xuất này cũng giảm thời gian cần thiết để xử lý một lô hàng ngoại lệ từ 15 lần xuống mức tối thiểu, bên cạnh việc giảm đáng kể tổng số trường hợp ngoại lệ. Một công ty dược phẩm lớn khác dự đoán có thể tiết kiệm ít nhất 3 triệu đô la mỗi năm nhờ giảm 50% số lô hàng bị loại bỏ do lỗi thủ công hoặc lỗi quy trình.

3. Hệ thống MES giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng

Giảm độ trễ trong tiếp nhận thông tin và chức năng truy xuất nguồn gốc của hệ thống MES là hai lợi ích được các nhà quản trị sản xuất đánh giá cao, đặc biệt đối với các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng phức tạp. Lợi ích của hệ thống MES đến từ việc tận dụng các phân tích và báo cáo trực quan từ MES để xây dựng các chiến lược chuỗi cung ứng và cải tiến quy trình sản xuất. MES cung cấp khả năng hiển thị thông tin chính xác và nhanh chóng về hiệu suất sản xuất, cho phép các nhà quản trị nhận diện và nắm bắt các cơ hội mới cả trong nội bộ lẫn trên thị trường. Nhờ vào việc mở rộng tầm nhìn sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, một nhà sản xuất đã tăng tỷ suất lợi nhuận trên sản lượng lớn hơn và đa dạng hơn mà vẫn giữ chi phí không đổi. Khi ứng dụng hệ thống MES, các doanh nghiệp sản xuất có thể duy trì mức lợi nhuận của mình ngay cả khi doanh số bán hàng thấp hơn – một lợi ích đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế bấp bênh do đại dịch COVID-19. MES cung cấp một môi trường thông tin với các lợi ích như sau:

– Hỗ trợ cải tiến sản xuất bền vững thông qua việc đưa ra phản hồi và hiển thị thông tin theo thời gian thực
– Cung cấp cái nhìn trực quan cho các bên liên quan để quản lý và hợp lý hóa chuỗi cung ứng
– Nâng cao vai trò quản lý của các nhân viên vận hành sản xuất

mes1

4. Hệ thống MES giúp cải thiện NPI

Mặc dù rất ít nhà sản xuất sử dụng hệ thống MES nhằm mục tiêu cải thiện quy trình Giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường (NPI), phần lớn trong số họ sau một thời gian ứng dụng đều nhận định rằng đây là một trong những lợi ích to lớn nhất mà MES mang lại. Một nhà sản xuất báo cáo đã giảm tới 50% thời gian NPI dựa vào khả năng nhanh chóng phân tích nguyên nhân lỗi và loại bỏ công đoạn sửa chữa sản phẩm lỗi ở cuối quy trình sản xuất. Để tối ưu hóa Quản lý doanh nghiệp, để đi từng bước vững chắc trên chặng đường tự động hóa quy trình Quản trị, để bắt kịp với xu thế thị trường đang không ngừng biến đổi, việc tận dụng những lợi ích của hệ thống MES trong Quản lý nhà máy gần như là một điều tất yếu. Vậy tại sao không là người tiên phong ứng dụng MES và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình?   

05 công nghệ dự báo sẽ là xu thế của sản xuất thông minh 2023

FIFO và LIFO là gì? Phương pháp nào phù hợp với kho hàng của bạn?

Manufacturing Overhead Cost là gì? Xác định chi phí sản xuất chung bằng tính năng theo dõi bảo trì thiết bị với CMMS

Sản xuất thời kì hậu COVID-19: 07 thách thức mà các nhà sản xuất y tế & dược phẩm có thể đối mặt

VR và AR trong sản xuất – ứng dụng đa dạng hơn chúng ta nghĩ

Xu thế sản xuất thông minh ngành thực phẩm và đồ uống F&B – 5 lợi ích đáng giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *