Hệ thống MMS – lời giải cho bài toán bảo trì bảo dưỡng ngành dệt may

Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành may mặc (dệt may) luôn được biết đến là một lĩnh vực sản xuất với  sự tham gia hàng trăm (hàng nghìn) công nhân và thiết bị máy móc cùng hoạt động trong các nhà máy. Tuy vậy, việc có quá nhiều dây chuyền, thiết bị máy móc đôi khi lại gây nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc bảo trì bảo dưỡng các thiết bị, máy móc sản xuất.

Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Việt Nam trong nhiều năm luôn nằm trong top 5 các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, với giá trị xuất khẩu là khoảng 38 tỷ USD, Việt Nam là quốc gia đứng ở vị trí thứ 4 trong số các nước sản xuất hàng may mặc trên toàn cầu. Trọng tâm chính của dệt may nước ta là chuyên môn hóa, hiện đại hóa và đề cao cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trong thị trường 4.0 này. Nói về sản xuất, các doanh nghiệp dệt may không ngừng tìm cách nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn bằng cách ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bằng chứng là theo các nghiên cứu, 90% các thiết bị trong ngành may mặc đã được áp dụng công nghệ hiện đại hóa.  Mặc dù đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, trình độ tự động hóa thiết bị cũng như sử dụng hệ thống quản trị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nằm ở mức thấp (cơ bản), thậm chí chưa có kế hoạch hay lộ trình triển khai cụ thể và lâu dài. Theo kết quả khảo sát, phần trăm các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có dành ngân sách hằng năm cho hoạt động R&D chiếm tỷ lệ khá thấp. Bên cạnh đó, khi các dây chuyền, thiết bị máy móc càng hiện đại thì càng tạo nên nhiều thách thức trong quản lý hiệu quả. Nếu không có các phương pháp quản lý tối ưu, rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh, đặc biệt trong việc bảo trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc.

Vấn đề bảo trì bảo dưỡng trong ngành dệt may

Giống như mọi ngành công nghiệp sản xuất khác, bảo trì bảo dưỡng là một quy trình đóng vai trò rất quan trọng trong ngành may mặc, quyết định để cả quá trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm. Các nhà máy dệt may thường có đến hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) dây chuyền, thiết bị, máy móc nên rất khó để quản lý toàn diện tình trạng của các thiết bị. Đa số các doanh nghiệp may mặc thường áp dụng 03 cách bảo trì bảo dưỡng thiết bị cơ bản như sau:
  • Bảo trì không kế hoạch: Đây là một cách bảo trì rất bị động, khi quy trình này chỉ diễn ra khi máy móc gặp sự cố, sau đó các nhà quản lý mới bắt đầu thực hiện phương pháp sửa chữa, thay thế phụ tùng, vật liệu, nhân công và thiết bị. Quy trình bảo trì này tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ khiến quá trình sản xuất bị trì trệ mà còn khiến độ bền thiết bị giảm và chất lượng đầu ra xuống cấp.
  • Bảo trì phòng ngừa: Hay còn gọi bảo trì định kỳ – cách bảo trì chủ động duy trì tình trạng của thiết bị – ngăn ngừa hư hỏng, kiểm tra định kỳ hoặc chẩn đoán tình trạng thiết bị, để đo lường tình trạng hư hỏng. Trong may mặc, đay thường là các quy trình được đào tạo ngay từ ban đầu cho các công nhân (bao gồm làm sạch máy, tra dầu, kiểm tra tắc nghẽn kim chỉ,…)
  • Bảo trì khắc phục: Với phương pháp này, các hành động như sửa chữa, thay thế hoặc khôi phục sẽ được thực hiện sau khi xảy ra lỗi để loại bỏ nguồn gốc của lỗi này hoặc giảm tần suất xuất hiện của nó. Cách để thực hiện loại bảo trì này là đưa hạng mục cần sửa ra khỏi dây chuyền sản xuất và thay thế bằng hạng mục đã được sửa chữa lại hoặc chuyển khối lượng công việc này đến chỗ dự phòng.
Tuy vậy, bất lợi của cả 3 phương pháp bảo trì bảo dưỡng ở trên là hầu hết đều dựa vào thủ công và không có kế hoạch, dự đoán trước. Các nhà quản lý, công nhân may mặc sẽ tự thực hiện các công việc như xác định lỗi, quản lý hiệu suất, quyết định phương án giải quyết,…Điều này thường không chính xác và rất dễ xảy ra sai sót, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của các hoạt động sản xuất. Ngoài ra, các sự cố, trục trặc làm gián đoạn sản xuất là điều khó tránh khỏi và khó dự đoán. Do đó, xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tự động và có thể tính toán hiệu suất hoạt động trên từng dây chuyền sản xuất là một điều cấp thiết. Khi này, Hệ thống Quản lý thiết bị và Bảo trì bảo dưỡng MMS (Maintenance Management System) là một giải pháp hoàn hảo để giải bài toán này. 

Giải pháp MMS trong ngành công nghiệp dệt may

Hệ thống Quản lý thiết bị và Bảo trì bảo dưỡng MMS (Maintenance Management System) là một giải pháp quản lý trạng thái dây chuyền, thiết bị máy móc theo thời gian thực, cảnh báo khi có sự cố cũng như tự động lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng. MMS là một phương pháp duy trì hiệu quả máy móc và đảm bảo chất lượng sản xuất của doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho nhà quản lý một cách tiếp cận có kế hoạch để bảo trì và kiểm soát chất lượng sản xuất của các thiết bị. Giống như nhiều ngành khác sử dụng giải pháp MMS, doanh nghiệp may mặc khi lựa chọn MMS đều hướng đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo trì tự động, đặc biệt là tình trạng thiếu chính xác trong bảo trì bảo dưỡng máy móc, gây khó khăn và ảnh hưởng quá trình sản xuất, cũng như loại bỏ bớt các quy trình không cần thiết gây lãng phí tài nguyên. Tuy nhiên, MMS cũng có những tính năng hoạt động nổi bật cho ngành dệt may như:

Quản lý thông tin – trạng thái thiết bị theo thời gian thực

Như đã nói, với đặc thù là của các nhà máy dệt may là có hàng nghìn thiết bị cùng hoạt động tại nhiều dây chuyền sản xuất, việc quản lý từng thiết bị bằng cách thủ công dường như là một việc bất khả thi. Tuy vậy, với MMS, nhà quản lý sẽ có được cái nhìn tổng quan về thông tin thiết bị sẵn có của nhà máy như thông số kỹ thuật, năng suất, thời gian bảo hành,…từ đó lập kế hoạch sử dụng tối ưu hoặc lập kế hoạch thay đổi, bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra, MMS cũng cho phép quản lý thông tin về vật tư, phụ tùng cần thiết cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình bảo trì sản xuất, giúp doanh nghiệp đưa ra những tính toán đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra trơn tru và tối ưu chi phí.

Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng khoa học

Khi có được đầy đủ thông tin – trạng thái của các thiết bị trong nhà máy dệt may, MMS cho phép lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho từng thiết bị, nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động các thiết bị vận hành đem lại so với chi phí tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả hoạt động và lợi nhuận lâu dài. Không những thế, hệ thống bảo trì tự động còn thiết lập quy trình để theo dõi trạng thái của thiết bị sản xuất ở từng dây chuyền sản xuất, từng nhà máy về hoạt động của máy móc, bảo trì thiết bị, lỗi thiết bị,…

Tự động cảnh báo lỗi và Bảo trì dự đoán

Các nhà máy dệt may thường gặp khó khăn trong việc thực hiện bảo trì bảo dưỡng, do các quy trình sản xuất thường kết nối với nhau, do đó sẽ làm gián đoạn sản xuất nếu thực hiện các công việc bảo trì bảo dưỡng. Hệ thống MMS có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thu thập dữ liệu, cho phép thiết lập và đưa ra các cảnh báo về xử lý sự cố khi các thông số đạt ngưỡng hoặc vượt quá ngưỡng đã được cài đặt từ trước, giúp các nhà quản trị xử lý sự cố kịp thời, giảm thiểu tối đa thời gian ngắt quãng sản xuất.

Lựa chọn VTI Solutions cho giải pháp quản lý bảo trì bảo dưỡng MMS-X cho nhà máy dệt may của bạn

Giống như hầu hết các ngành công nghiệp khác, hệ thống quản lý bảo trì bảo dưỡng MMS giúp các doanh nghiệp dệt may hiện đại hóa hoạt động bảo trì bảo dưỡng sản xuất của mình, qua đó nâng cao năng suất trong nhà máy và tăng lợi thế cạnh tranh. Tùy vào quy mô và nhu cầu áp dụng mô hình MMS mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn một giải pháp phù hợp với hoạt động sản xuất của nhà máy mình.  ✔️ Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát tiến độ bảo trì, bảo dưỡng, tra cứu các thông tin ✔️ Kiểm soát thông tin bảo trì, bảo dưỡng, trạng thái công việc bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian thực ✔️ Giảm thiểu sai sót của con người trong quá trình thống kê, báo cáo công việc bảo trì, bảo dưỡng ✔️ Đưa ra cái nhìn tổng thể về trạng thái của thiết bị: trạng thái hoạt động, tình trạng dừng – gián đoạn, thiết bị gặp sự cố, thiết bị cần bảo trì, hiệu suất của từng máy,…Bên cạnh đó, MMS-X cũng cho phép truy xuất bất cứ thông tin nào về lịch sử bảo trì trước đó cho từng dây chuyền, thiết bị Ngoài những tính năng bảo trì bảo dưỡng cơ bản, giải pháp của chúng tôi còn những tính năng mở rộng đặc biệt khác:
  • Phân tích và đánh giá hiệu suất – quản lý tập trung thông tin thiết bị của nhiều nhà máy trên cùng 1 hệ thống giúp doanh nghiệp giám sát được năng suất hoạt động hiện tại của nhà máy
  • Thiết lập master data đặc thù cho từng doanh nghiệp
  • Kết hợp với các giải pháp AI & IoT bổ trợ trong việc tự động hóa thu thập dữ liệu – quản lý tập trung nguồn dữ liệu sản xuất quan trọng (như OEE, tính sẵn có của máy móc,..)
  • Khả năng tích hợp, ví dụ tích hợp tầng quản trị và lập kế hoạch tổng thể ERP, MES,..
  • Khả năng mở rộng quy mô triển khai, phát triển thêm tính năng tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp 

Khám phá Quy trình 6 bước kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất hiệu quả

MES là gì? 5 phút hiểu về Hệ thống Điều hành Sản xuất cho nhà máy MES (Manufacturing Execution System)

Nhà máy thông minh là gì? 7 lợi ích không ngờ tới khi áp dụng mô hình nhà máy thông minh

Hệ thống quản lý kho hàng WMS – tương lai của nhà máy sản xuất

Giải pháp quản lý kho WMS cho ngành gỗ và nội thất

Manufacturing-as-a-service (MaaS) – Xu hướng hoạt động của các nhà máy tương lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *